Hợp đồng thuê nhà không công chứng có vi phạm pháp luật không?

Theo quy định của Luật nhà ở thì hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải có công chứng, việc công chứng do các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, dù người thuê muốn công chứng, người cho thuê vẫn nói “không”, dẫn tới những rắc rối nếu có tranh chấp sau này:

1. Những rắc rối gặp phải khi hợp đồng thuê nhà không công chứng?
Luật nhà ở quy định hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải có công chứng, việc công chứng do các bên tự thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, dù người thuê muốn công chứng, người cho thuê vẫn nói “không”, dẫn tới những rắc rối nếu có tranh chấp sau này.
Chị Nguyễn Thu Huyền, giám đốc một doanh nghiệp chuyên ngành quảng cáo, chị đã gặp nhiều khó khăn khi đi tìm nhà thuê để mở công ty. Khi chị đề nghị ký hợp đồng công chứng và yêu cầu bên cho thuê kê khai nộp thuế, xuất hóa đơn hằng tháng để chị tính vào chi phí hợp lý hoạt động của công ty thì người cho thuê không cho thuê nữa vì cho rằng… quá phiền phức lại tốn thêm tiền thuế.

Nhiều người cho thuê nhà đều mang tâm lý trên. Có người đã nói thẳng chỉ viết giấy tay với nhau thôi, giá thuê nhà là tiền họ thực nhận, còn muốn đóng “thuế má” gì, cộng thêm bao nhiêu khoản thì bên thuê tự đi mà đóng!

Né… công chứn

Chuyện người cho thuê nhà không muốn công chứng hợp đồng có nguyên nhân chủ yếu là sợ phải đóng thuế. Theo quy định hiện hành, người cho thuê nhà phải đóng tổng cộng ba loại thuế: Thuế môn bài; Thuế giá trị gia tăng và Thuế thu nhập cá nhân.

Để “lách” thuế còn có tình trạng: các bên ký kết cùng lúc hai hợp đồng. Một hợp đồng với giá thực, một hợp đồng ra công chứng với giá thấp hơn nhiều để giảm thuế phải đóng.

Có trường hợp nêu lý do ngại thủ tục, như chị Đ.T.H. có căn nhà cho thuê tại P.14, Q.Tân Bình: “Tôi cũng muốn kê khai, nộp thuế đầy đủ nhưng thủ tục phức tạp quá. Năm trước, tôi cho thuê nhà cũng công chứng, kê khai thuế đầy đủ. Sau khi đến phường để viết hồ sơ, tôi phải chờ gần một tháng mới nhận được thông báo thuế. Sau đó, cứ mỗi tháng lại phải đi nộp thuế, lấy hóa đơn xuất cho bên thuê phiền phức quá nên sau khi hết hợp đồng, tôi quyết định cho thuê miệng với nhau, giá rẻ hơn chút nhưng không phải nộp thuế.”

Hợp đồng vô hiệu

Theo nhiều luật sư, người thuê nhà nên yêu cầu hợp đồng công chứng vì nếu chủ nhà đơn phương hủy hợp đồng, đòi lại nhà trước thời hạn thì hầu hết bên thuê nhà phải chịu thiệt.

Một thẩm phán TAND TP.HCM cho biết nếu hợp đồng thuê nhà trên sáu tháng mà các bên không ký công chứng, tòa sẽ tuyên vô hiệu. Nguyên tắc xử lý vô hiệu là các bên trả cho nhau những gì đã nhận: bên cho thuê lấy lại nhà, bên thuê lấy lại tiền cọc. Các thỏa thuận về mất cọc, bồi thường tiền cọc sẽ không được xem xét.

Chính vì vậy, có nhiều doanh nghiệp vừa ký hợp đồng thuê nhà được vài tháng, bỏ tiền sửa chữa nhà, vận chuyển đồ đạc, tài sản đến nơi, chưa kịp hoạt động đã bị đòi lại nhà. Vậy mà bản án của tòa lại không buộc người cho thuê phải bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp do việc “lật kèo” này vì cho rằng hợp đồng vô hiệu.

Có một số trường hợp khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu, tòa cũng xét đến yếu tố lỗi của hai bên trong việc giao kết hợp đồng để buộc các bên cùng phải chịu trách nhiệm về thiệt hại. Có vụ việc tòa đã tuyên buộc mỗi bên phải chịu một nửa thiệt hại do việc kết thúc hợp đồng cho thuê nhà nhưng quan điểm này vẫn còn tranh cãi, có khi bị cấp phúc thẩm hủy án.

Làm theo pháp luật sao khó thế!

Có thuê nhà mới biết để tìm được căn nhà thích hợp khổ như thế nào. Ngoài những việc cần chú ý như giá cả, diện tích, vị trí còn phải tính toán thêm chuyện kẹt xe, nước ngập và “lô cốt”. Sau khi vất vả đi xem khoảng… 20 căn nhà mới lựa một căn tạm đáp ứng mọi nhu cầu, vợ chồng tôi đụng phải một vấn đề nan giải mà trước đây không để ý, đó là chuyện chủ nhà không chịu ký hợp đồng công chứng.

Bà chủ căn nhà đường L nói chỉ cần biết phần tiền bà nhận là 1.000 đô/tháng, thuế má gì bên thuê lo và ký hợp đồng chỉ hai bên với nhau là đủ, ra công chứng chi cho phiền phức. Vì quá thích vị trí căn nhà, chúng tôi cố gắng thuyết phục bà. Chồng tôi phải ngồi liệt kê các mức thuế thu nhập cá nhân mà phía bà dự kiến sẽ phải đóng để chứng minh số thuế tối đa khoảng 100 đô/tháng.

Tiếp theo, chúng tôi làm chuyện ngược đời là tăng giá thuê nhà lên 50 đô để chia sẻ thuế với bà. Cuối cùng bà chịu ra công chứng thì lại lòi thêm chuyện bà không phải là người đứng tên chủ quyền nhà. Người đứng tên là con bà chỉ chịu làm giấy ủy quyền tay cho bà. Cũng như không!

Căn nhà ở đường N được kêu giá 1.100 đô/tháng, cũng giá “tịnh”, không thuế. Chủ nhà chịu hợp đồng công chứng nhưng nói hợp đồng chỉ ghi tượng trưng 4-5 triệu đồng thôi. Ký thế này chẳng thà không ký. Mệt mỏi vì quá trình tìm nhà tôi đã bàn với ông xã hay là kệ, chấp nhận chuyện không công chứng, thế nhưng cũng không xong.

Bà chủ nhà nói không công chứng không được vì công an địa phương biết rất rõ bà chuyên cho thuê nhà. Công ty môi giới bất động sản giới thiệu nhà thì gợi ý “giải pháp”: ký thêm một hợp đồng nữa cho đủ giá trị, ghi là hợp đồng thuê… đồ đạc, thiết bị bên trong căn nhà. Khi thấy tôi ngần ngừ, người của công ty nói không sao đâu, chuyện ký hai hợp đồng như vậy là bình thường.

Bên cạnh vài chủ cho thuê nhà nêu những lý do ngại phiền, tin nhau là đủ…, nhiều chủ nhà nói thẳng với chúng tôi lý do không ký hợp đồng công chứng là để khỏi đóng thuế. Tôi rất thích bà chủ nhà ở đường T khi bà thành thật nói sẽ ký hợp đồng công chứng giá 10/18 triệu đồng, “mình có ăn cũng phải đóng góp cho Nhà nước một phần, phần còn lại, nói thật, cũng phải “chi chút đỉnh” để mọi việc được thuận lợi”. Tiếc là hẻm vào nhà của bà bị hàng quán chiếm nhiều quá, nếu không tôi đã tính trong bụng là sẽ chia sẻ với bà phần “chi chút đỉnh” để bà chịu công chứng hợp đồng với giá thật.

Giá của những căn nhà mà chúng tôi đã xem không hề “vừa phải”, nghĩa là nếu chủ nhà đóng thuế cũng không phải thiệt thòi gì, nghĩa vụ thuế như vậy thật ra đã được chủ nhà “chia” cho cả bên thuê nhà, vốn chẳng phải có trách nhiệm gì trong việc này.

Cuối cùng sau mấy tháng trời chúng tôi mới tìm được một chủ nhà chịu ký hợp đồng công chứng (chịu đóng thuế). Nói vậy cho vui chớ thật ra phần “chịu” là của chúng tôi, vì chúng tôi đã phải chấp nhận thuê nhà giá cao hơn người thuê trước tới cả trăm đô/tháng dù thời điểm chúng tôi ký hợp đồng giá nhà cho thuê đang giảm mạnh.

3. Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng không?
Tôi đang thuê một căn hộ với thời hạn 06 tháng, tuy nhiên, chỉ làm hợp đồng với nhau mà không công chứng, cứ 06 tháng thì ký lại hợp đồng. Như vậy có đúng không? Có cần công chứng không, nếu không công chứng có vi phạm gì không?
(Kim Chi, 280/29 Bùi Hữu Nghĩa, BT, HCM)

2. Hợp đồng thuê nhà trên 6 tháng phải công chứng?
Thưa luật sư, tôi muốn thuê một căn nhà để ở. Xin hỏi hợp đồng thuê nhà có phải chứng thực hoặc công chứng hay không? Nếu có thì cơ quan nào làm, cần các loại giấy tờ gì? Nhà tôi muốn thuê không có giấy đỏ, giấy hồng mà chỉ có các loại giấy tờ viết tay thì có được công chứng hay không?
(Lê Văn Huy, Tp. HCM)

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 thì hợp đồng thuê nhà của bạn không bắt buộc phải tiến hành công chứng, chứng thực, trừ trường hợp các bên tự thỏa thuận với nhau về việc đồng ý công chứng hoặc chứng thực.

Tuy nhiên, theo quy định tại kkhoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.”

Như vậy, nếu căn nhà mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ hoặc Sổ hồng) thì không thể thực hiện việc cho thuê, đương nhiên, cũng không thể thực hiện việc công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

4. Xin tư vấn về việc công chứng hợp đồng thuê nhà, thuê đất?
Chào quý công ty! Bên em là công ty cổ phần xây dựng Archer Việt Nam. Anh/chị có thể tư vấn cho bên em về việc công chứng hợp đồng thuê nhà được không ạ? Hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị gồm những cái gì? Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ Điều 40 Luật Công chứng năm 2014 quy định về công chứung hợp đồng giao dịch đã được soạn sẵn thì:

Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

– Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

– Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

Các bản sao nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

Thưa luật sư, hiện tại em đang thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên, em hiện là thành viên góp vốn nhưng không phải tổng giám đốc. Vậy bọn em có thể có bản hợp đồng thuê nhà của em để đưa vào chi phí thuê nhà xưởng được không? Xin cảm ơn.
>> Trường hợp của bạn bạn là thành viên góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nếu công ty bạn muốn thuê nhà để làm xưởng thì người đại diện công ty bạn phải thuê lúc đó mới được tính vào chi phí thuế nhà xưởng và được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp còn nếu hợp đồng này là do bạn ký kết thuê nhà, nhưng bạn không phải là người đại diện doanh nghiệp thì không được, trường hợp của bạn nếu đưa hợp đồng thuê nhà vào thì chỉ căn cứ là vốn góp của bạn và vốn góp thì không được tính là chi phí theo quy định tại Điều 35 khoản 1 Luật doanh nghiệp 2014. Nếu như trong trường hợp này công ty lại thê lại nhà của bạn đã đi thuê thì mới được coi là chi phí của doanh nghiệp và được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Và điều kiện để bạn được cho thuê lại thì cần phải có sự đồng ý của bên cho thuê theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.

Chào công ty luật Minh Khuê, tôi có cho thuê mặt bằng căn nhà (trệt lửng) với hợp đồng 4 năm – kỳ 2 (mới ký lại, kỳ 1 đã thuê 4 năm rồi). Đến nay, tôi muốn lấy lại mặt bằng do có nhu cầu riêng (cần cho thuê nguyên căn), tôi có thỏa thuận báo trước 02 tháng như hợp đồng nhưng người thuê không đồng ý. Không thỏa thuận được, có cách nào để tôi đơn phương chấm dứt hợp đồng không? Nếu khởi kiện thì tôi phải bồi thường như thế nào? Thời gian khởi kiện là bao lâu?
>> Trường hợp của bạn thì theo quy định tại Điều 428 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng

1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.

4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.

5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.”

>> Trường hợp của bạn không thuộc vào một trong các quy định trên lên bạn không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng được. Bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng phải được sự đồng ý của bên thuê. Nếu bên thuê không đồng ý mà bạn cứ cố tình chấm dứt hợp đồng thì bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê. Mức bồi thường thì sẽ do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ giai quyết theo quy định của pháp luật. Thời gian khởi kiện đối với tranh chấp về dân sự thường trong khoảng từ 4 tháng đến 6 tháng, tùy tính chất vụ việc.

Kính gửi luật sư, mảnh đất nơi gia đình tôi cho thuê trọ đã được nhà nước giải tỏa và gia đình đã nhận toàn bộ số tiền đền bù, do nhà nước chưa bắt buộc gia đình tôi dỡ phá ngôi nhà trong mảnh đất đó, nên tôi đã ký hợp đồng cho người khác tiếp tục thuê trọ ở ngôi nhà trên. Thưa luật sư như vậy là bản hợp đồng thuê nhà có đúng pháp luật không ạ?
>> Bản hợp đồng trên sẽ không có giá trị pháp lý vì thực tế mảnh đất này bây giờ đã thuộc về nhà nước gia đình bạn được bồi thường rồi. Nên bạn không có quyền cho thuê căn nhà đó. Nếu bạn cố tình cho thuê thì bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lấn chiếm đất.

Thưa luật sư, tôi muốn thuê một căn nhà để ở. Xin hỏi hợp đồng thuê nhà có phải chứng thực hoặc công chứng hay không? Hợp đồng phải được công chứng, chứng thực thế nào thì hợp lệ, hợp lý? (Ngọc Thiên – Vũng Tàu)
>> Hợp đồng thuê nhà không bắt buộc công chứng hoặc chứng thực theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014.

Xin chào luật sư. Tôi có thuê 1 căn nhà để kinh doanh hợp đồng 1 năm và trả tiền theo quý nhưng tôi thuê chưa hết quý mà chủ nhà không cho thuê nữa bắt buộc tôi phải chuyển đi nơi khác và trả lại số tiền mà tôi đã đưa trước đó là 7.800.000 đồng. Vậy mong luật sư tư vấn cho tôi. Xin chân thành cảm ơn!
>> Trường hợp của bạn nếu bên cho thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà thì bên cho thuê có thể bị phạt theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà. Nếu trong hợp đồng thuê nhà không có thỏa thuận và nêu việc chấm dứt hợp đồng gây thiệt hại cho bạn thì bên cho thuê phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2015.

5. Hợp đồng thuê nhà ở có bắt buộc công chứng không?
Trả lời:

Căn cứ theo khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở như sau:

“Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.”

Như vậy, hợp đồng thuê nhà ở không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Hợp đồng này có hiệu lực khi bạn và bên cho thuê nhà thỏa thuận với nhau, nếu không có thỏa thuận thì hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm hai bên ký hợp đồng thuê nhà ở, vấn đề công chứng, chứng thực chỉ phát sinh khi hai bên có nhu cầu muốn công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, nếu muốn đảm bảo quyền và lợi ích của mình một cách tốt nhất thì bạn cũng có thể đi công chứng hợp đồng này tại tổ chức hành nghề công chứng, hoặc đến Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn trong phạm vi tỉnh nơi có nhà ở đó để chứng thực để yêu cầu chứng thực hợp đồng đó.

6. Hợp đồng thuê nhà đất giữa hai doanh nghiệp thì có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?
Người sử dụng đất có những quyền và nghĩa vụ chung nào theo quy định của pháp luật? Doanh nghiệp X là một tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản. Hiện doanh nghiệp X đang muốn thuê ngôi nhà tại địa chỉ 27 Nguyễn Chí Thanh của ông Y để làm trụ sở kinh doanh. Vậy, hợp đồng thuê giữa doanh nghiệp X và ông Y có bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật đất đai hay không? Cảm ơn luật sư !

Trả lời:

Thứ nhất, người sử dụng đất có những quyền và nghĩa vụ chung theo quy định của pháp luật như sau:

Điều 166 Luật đất đai năm 2013 quy định người sử dụng đất có những quyền chung sau đây:

– Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;

– Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;

– Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;

– Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình;

– Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013;

– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Mặt khác, người sử dụng đất có những nghĩa vụ chung sau đây: (Điều 170 Luật đất đai năm 2013)

– Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.

– Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

– Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

– Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.

Thứ hai, doanh nghiệp X là một tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản. Hiện doanh nghiệp X đang muốn thuê ngôi nhà tại địa chỉ 27 Nguyễn Chí Thanh của ông Y để làm trụ sở kinh doanh. Vậy, hợp đồng thuê giữa doanh nghiệp X và ông Y có bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật đất đai hay không ?

Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 thì:

“b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;”

Đối chiếu với hợp đồng thuê nhà giữa doanh nghiệp X và ông Y, có thể thấy hợp đồng này là hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (ngôi nhà) mà trong đó có một bên là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản (doanh nghiệp X). Như vậy, hợp đồng này không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ khi có yêu cầu của các bên trong hợp đồng mới phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực.

Ngoài ra, nếu có yêu cầu việc công chứng sẽ được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, còn việc chứng thực sẽ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Xem thêm một số văn bản pháp lý điều chỉnh lĩnh vực này:

Nghị định số 46/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước

Nghị định 45/2014/NĐ-CP Quy định về tiền sử dụng đất

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về giá đất

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.

Trả lời