U23 & VIETJET AIR: NẾU CÓ LẦN SAU, CHẮC CHẮN VẪN SẼ CỞI

Hay Câu Chuyện Ít Nhất 11 Tỉ Đồng Nho Nhỏ Đã Nhẹ Nhàng Đi Đâu?
Nhớ hít 1 hơi dài trước khi đọc sự thật thứ 8, nếu không có thể lên tăng xông.
(Viết nhanh từ góc nhìn của người làm Marketing chiến lược).
.
? 1. Sự thật là: Khi thương hiệu gặp xì-căng-đan, nếu như người trong cuộc chỉ cần xin lỗi hoặc thậm chí im lặng, không cần thanh minh gì, thì sóng gió xì-căng-đan sẽ trôi qua & người tiêu dùng (NTD) quên nhanh thôi. Đúng với đại đa số các trường hợp. Cho dù trước đó NTD có chửi bới, hăm doạ tẩy chay… như thế nào đi nữa
Điều càng càng đặc biệt đúng với thị trường Việt Nam, một đất nước của những con người sống duy tình (thiên về tình cảm, quan hệ cá nhân, xề xoà, cảm xúc nhất thời) hơn là duy lý (thiên về lý trí, tính logic, đâu ra đó, giấy trắng mực đen).
Người Việt Nam hay phán xét, chê bai, làm quan toà, chửi theo theo hiệu ứng số đông nhưng rồi quên liền à. Xăng tăng, thuế tăng, giá tăng, mưu sinh… ai mà hơi sức đâu giận VietJet lâu?
.
? 2. Sự thật là: Sau một thời gian, những gì NTD còn nhớ sau sự kiện cuối cùng chỉ là: “À, VietJet Air là cái hãng hàng không giá rẻ rước U23 về & lột đồ trình diễn bikini luôn trên máy bay.”
Lúc đó, cảm xúc tiêu cực cao trào như hiện nay đã biến mất.

Với người làm Chiến lược thương hiệu thì thông điệp được nhớ đó quá chuẩn rồi còn gì?
.
? 3. Sự thật là: Độ nhận biết thương hiệu, kể cả được nhắc nhớ ở vị trí đầu tiên trong tâm trí NTD (top of mind), Độ nhớ quảng cáo tự nhiên, Sự gắn kết giữa thương hiệu với hình ảnh quốc gia Việt Nam, Tầm vóc thương hiệu… tất cả đều được tăng lên mạnh & duy trì lâu sau sự kiện này.
.
? 4. Sự thật là: VietJet đang là hãng hàng không đứng vị trí số 1, thị phần vượt cả Vietnam Airlines tại thị trường nội địa.
Thị trường nội địa tẩy chay à? Mơ đi! Sao mà tẩy nổi trong khi giá trị dịch vụ (dịch vụ nhận được so với chi phí NTD phải trả) mà VietJet đang mang lại cho khách hàng mục tiêu là tốt hơn so với Vietnam Airlines.

Giá cổ phiếu, doanh số có thể giảm nhẹ trong vài ngày hoặc tệ lắm là một khoản thời gian ngắn ban đầu, sau đó chắc chắn sẽ phục hồi & chỉ có lên là lên, là lên.
.
? 5. Sự thật là: Mục đích sâu xa của sự kiện này, chị Thảo có nhắm tới thị trường nội địa đâu?
Cuộc chiến thị trường nội địa đã dần dần an bài rồi. VietJet đang là số 1 & sẽ tiếp tục vượt xa đối thủ số 2.

Cuộc Chiến Các Đường Bay Quốc Tế Mới Là Đích Đến.
Vậy thì làm sao mà cho tiếp viên mặc áo dài hay chỉ đồng phục VietJet đơn thuần để rước U23 được? Phải cởi! Phải trình diễn! Vì sao? Vì GIÁ RẺ + SEXY BIKINI là 2 thuộc tính thương hiệu đặc trưng nhất rồi.

Chị Thảo là bậc Thánh về Marketing! Sex & Tiền chính là 2 tử huyệt cảm xúc của con người, mọi quốc gia, mọi thời đại. Chị đánh thành công cả hai!
Hãy tưởng tượng, một người khách nước ngoài, muốn bay với một hãng hàng không Việt Nam, rõ ràng Vietnam Airlines quá ưu thế với cái tên. Vậy làm sao chen chân vô đây? Chỉ cần nhấn vào đầu khách quốc tế 2 chữ: GIÁ RẺ + SEXY BIKINI.
.
? 6. Sự thật là: VietJet đã tiết kiệm được một số tiền Marketing khổng lồ nhờ PR miễn phí. PR trong nước thì nhằm nhò gì.

Quan trọng là mặc nhiên xuất hiện trên các tờ báo khắp 5 châu: “Ở Việt Nam, có cái hãng VietJet giá rẻ, lớn lắm, được chọn đại diện rước cả đội tuyển U23 & trình diễn thời trang Bikini luôn trên máy bay. Người hâm mộ phản ứng quá trời.”

Vậy đó. VietJet Không cởi sao có chuyện nói?
Kể từ thời thành lập VietJet Air đến giờ, dám chắc là chưa khi nào hãng này mặc nhiên, đường đường chính chính được PR miễn phí toàn thế giới như vậy.
.
? 7. Sự thật là: Chi phí để tổ chức 1 chuyến bay rước U23 về từ Trung Quốc, sát bên, có tốn bao nhiêu đâu. Vài ngàn USD là cùng. Máy bay, tiếp viên – tổ bay có sẵn hết. Các thủ tục thì làm như cơm bữa rồi. Kiểu như: rau tự trồng, gà tự nuôi.
Người mẫu bao tiền đâu. Thuê thêm 2 cái xe xịt vòi rồng nữa là đẹp.
Nếu ai đủ kiên nhẫn đọc đến đây thì nhớ hít một hơi thật dài trước khi đọc sự thật thứ 8. Nếu không có thể lên tăng xông.
.
? 8. Sự thật là: Trên lý thuyết, tối thiểu 500 ngàn USD (khoảng trên 11 tỉ đồng) đã không biết về đâu?
?Chi phí lớn nhất để tổ chức chiến dịch này chính là số tiền trả cho Chi Phí Cơ Hội Riêng Sự Kiện được chở các tuyển thủ U23 về nước?. Đây là cơ hội bằng kim cương để quảng bá hình ảnh.

Với kinh nghiệm của một người đã nhiều năm làm đúng một nghề Marketing, đặc biệt là Chiến lược thương hiệu & Chiến lược Marketing cho các nhãn hàng của những tập đoàn lớn trong & ngoài nước thì: ? Số Tiền Trả Cho Chi Phí Cơ Hội Riêng Sự Kiện Này Tối Thiểu Cũng Phải Là 500 ngàn USD (khoảng trên 11 tỉ đồng).?

Căn cứ vào các tiêu chí mà ở đây có thể liệt kê ra vài mục cơ bản như: sự phù hợp của sự kiện đối với đặc tính ngành hàng, chiến lược marketing, chiến lược thương hiệu, thông điệp thương hiệu… mà doanh nghiệp đang kinh doanh, sức lan tỏa & thời gian lan tỏa trước – trong & sau sự kiện, độ nóng & mức độ quan tâm của khách hàng mục tiêu, truyền thông, phạm vi thị trường có thể tác động, ảnh hưởng đến sức mạnh thương hiệu & doanh số trong dài hạn, có trực tiếp truyền hình không, kênh nào, các phương tiện & công cụ truyền thông hỗ trợ miễn phí & tốn phí khác… Còn nữa.

500 ngàn USD có là gì đâu so với một chiến dịch truyền thông của một thương hiệu lớn. Nếu tôi là người đại diện cho VFF để đàm phán với doanh nghiệp thì số tiền này thậm chí phải cao hơn. Vậy mà không có một con số nào được công bố! Con số không tròn trĩnh.

Dễ gì VietJet chỉ cần bỏ ra vài ngàn USD mà được chở đội tuyển U23? Toàn là có sạn trong đầu cả. Vậy, Những Ai Là Người Đã Dấu Đi Đêm Cái Chi Phí Cơ Hội Này? ???
.
Vậy nên, có 3 điều nho nhỏ:
? 1. Đừng dạy người giàu cách tiêu tiền. Đừng chê trách chị Thảo & VietJet không biết tư duy hay tính toán hay gì gì nữa. Họ là bậc Thầy, bậc Tổ Sư trong kinh doanh & marketing so với người thường chúng ta đó.
U23 & VietJet Air: Nếu có lần sau, chắc chắn vẫn cứ cởi ???
.
? 2. Sáng nay đọc báo thấy bình quân mỗi tuyển thủ U23 sẽ được chia từ 500 triệu đến 1 tì tiền thường/người tổng cộng. Số tiền này có là nhiêu đâu so với bao nhiêu năm đầu tư cho cái nghề đá bóng & những đóng góp không thể tưởng tượng được trong giải U23 Châu Á vừa qua của các em. Khốn nạn, khốn nạn thật ???
.
? 3. Khen cho bác nào, chú nào đã hớt trọn vẹn tối thiểu cũng phải là 500 ngàn USD trên lý thuyết (khoảng hơn 11 tỉ đồng) cho cái chi phí cơ hội để VietJet có thể chở U23 về nước.
Hớt ngay trước mặt gần 100 triệu dân cả nước. Đấy, người có cái đầu phải thế! ???
.
(Bài viết tôi viết theo kiểu Marketing Đường Phố nên câu từ đôi khi hơi mộc mạc, xin người đọc hoan hỉ.
Tôi gọi là Marketing Đường Phố bởi vì tôi tin rằng khi thực sự hiểu về một đề tài nào đó, chúng ta cần phải diễn đạt đơn giản đến mức độ bà Ngoại cũng có thể hiểu.)